
Halal là gì ?
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện.
Thế nào là Haram ? Đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”.
Sản phẩm Halal: là sản phẩm đó người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal.
Mushbooh có nghĩa là nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram (đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản) thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.
Chứng nhận Halal:
Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận/ Công nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
xem chi tiết
Halal là gì ?
Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD
Sáng 30/11, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn ‘Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội với Việt Nam’. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn.
xem chi tiết
Mời gửi tài liệu, hàng mẫu giới thiệu tại phòng trưng bày Cơ quan Đại diện Việt Nam tại Ả-rập Xê-út
Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đang tiến hàng nâng cấp phòng trưng bày hàng mẫu trong không gian phòng 60m2 Trong tuần 2 tháng 11/2020 sẽ có chuyến bay của Bamboo Airline sang Ả-rập Xê-út đón công dân. Bamboo sẽ vận chuyển miễn phí ấn phẩm và hàng mẫu cho Đại sứ quán làm phòng trưng bày hàng hóa Việt Nam. Hàng mẫu cho Thương vụ được khoảng 1m3. Nếu lượng hàng nhiều hơn, Đại sứ quán sẽ chuyển tiếp sau đó bằng đường biển.
xem chi tiết

Mời tham dự Diễn đàn Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 30/11/2020 tại khách sạn InterContinental Hà Nội Westlake (dự kiến chương trình kèm theo).

Xuất khẩu chè xanh sang thị trường Trung Đông
Chè, mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Lâm Đồng đang trong giai đoạn khó khăn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng một doanh nghiệp vẫn đều đặn đưa sản phẩm chè Lâm Đồng sang thị trường Trung Đông với lượng xuất khẩu hàng năm không hề nhỏ.

Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Saudi Arabia (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Saudi Arabia.
12 doanh nghiệp gồm: Halong Canfoco - Danang - Company Limited; Binh Dinh Fishery Joint Stock Company; Thanh Dung Canning Company Limited; Tin Thinh CO.,LTD; Fujiura Nha Trang LTD; T& H Nha Trang Company Limited; Mariso industries (VietNam) Limited; Tien Trien Company Limited; Rach Gia Kisimex Factory; Viet Long Kien Giang Limited Company (VietLongKg).

Thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Malaysia
Malaysia vẫn được xếp hạng cao trong so sánh quốc tế về giao dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, nó không phải là một thị trường hoàn toàn tự do. Rào cản nhập khẩu là nhằm bảo vệ thị trường trong nước và các lĩnh vực chiến lược, cũng như duy trì các chuẩn mực văn hóa và tôn giáo. Các rào cản kỹ thuật như chứng nhận halal cho việc nhập khẩu thịt và gia cầm được quy định thông qua cấp phép và kiểm soát vệ sinh. Tất cả các sản phẩm thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm nhập khẩu phải có nguồn gốc từ các cơ sở đã được chính quyền Malaysia chấp thuận là halal hoặc được chấp nhận để tiêu thụ bởi người Hồi giáo. Thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn chỉ có thể được nhập khẩu vào Malaysia nếu được Cục Dịch vụ Thú y (DVS) của Malaysia cấp giấy phép nhập khẩu. Mỗi lô hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn phải được kèm theo giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Cơ quan Kiểm dịch và Kiểm tra Malaysia, MAQIS cấp. Các giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp và đôi khi bị từ chối mà không cần giải thích. Malaysia đã thực hiện tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm MS1500: 2009, đưa ra các hướng dẫn chung về sản xuất, chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm halal, mà nhiều nhà xuất khẩu cho rằng nó nghiêm ngặt hơn nhiều so với tiêu chuẩn halal Codex Alimentarius được nhiều nước công nhận. Tiêu chuẩn mới này yêu cầu các nhà máy giết mổ phải duy trì các cơ sở halal chuyên dụng và đảm bảo vận chuyển tách biệt cho các sản phẩm halal và không halal. Malaysia cũng yêu cầu kiểm toán tất cả các cơ sở tìm cách xuất khẩu sản phẩm thịt và gia cầm sang Malaysia, một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lo ngại.
-
Page: Vietnam Halal Products
Hotline
Đăng ký chứng nhận
Đăng ký nhận thông tin về Halal qua mail